Khi nào không nên tiêm phòng | ĐẢM BẢO 99.9% KÍCH SỮA THÀNH CÔNG

Khi nào không nên tiêm phòng

Khi nào không nên tiêm phòng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhs4hO0d9zlWIZzojvYuPMNkkyipv2tBfr6EQRcuGeSoPOwY0njh9uyGQOC3ITwu7tXXYxF2zBr7mwZCFcDFS9_Ys8H_uK5rhYp3aEVHjURSjicIB7aMItewlOJvLdqpgFbdZ0VFqTaSfNJ/s72-c/knkntp.jpg

Có những trường hợp mẹ không nên cho bé đi tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho con, một số trường hợp “Chống chỉ định tiêm phòng cho bé” các mẹ cùng tham khảo nhé.

- Không nên tiêm phòng cho bé khi bé đang sốt, bé đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi …), bé mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức, bé đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)…

-Không nên tiêm phòng đối với những bé đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi…, nhất là những bé đang mắc bệnh thận mãn tính…

Và mẹ cũng cần chú ý đến loại vắc xin được tiêm cho con vì mỗi loại vắc-xin luôn có một yêu cầu về sức khỏe với bé, khi bé nhà các mẹ gặp một trong những vấn đề dưới đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm cho con nhé.

- Tiêm phòngviêm gan B: Trước khi được tiêm chủng, bé cần được bác sĩ thăm khám trước. Bé chỉ được tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Đối với những bé đẻ non, cân nặng thấp, bé bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, bé dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những bé đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm”.

- Tiêm phòng lao: Nên tránh cho các bé sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các bé đang bị bệnh cấp tính; các bé đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
- Tiêm phòng Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Trong trường hợp bé đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não)… không nên tiêm.- Tiêm phòng sởi: nên tránh cho các bé đang bị ung thư máu, các bé đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các bé đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid …

- Tiêm phòng thương hàn: Nên tránh cho các bé đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng …

-Tiêm phòng bại liệt: Tuyệt đối không được cho uống vắc-xin phòng bại liệt khi bé đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp…).

- Tiêm phòng viêm não Nhật Bản: Không được tiêm khi bé đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là bé đã từng bị dị ứng với vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

LIÊN HỆ MUA HÀNG




Sản phẩm LIÊN QUAN/ hoặc TƯƠNG TỰ sản phẩm bạn đang xem ở trên:

Khi bạn CHIA SẺ thông tin sản phẩm này, bạn thật TỐT BỤNG vì bạn đã GIÚP ĐƯỢC rất nhiều người CŨNG ĐANG CÓ MỐI QUAN TÂM GIỐNG BẠN. Chúng tôi trân trọng hành động SỐNG ĐẸP này của bạn!!! :

Đăng nhận xét

 
Sở hữu thương hiệu KiSuMom : Thanh Hà (thường được các mẹ sữa biết đến với nick Mẹ Gấu)
BẢN QUYỀN © 2016. ĐẢM BẢO 99.9% KÍCH SỮA THÀNH CÔNG
© Quy định về bản quyền - KiSuMom Shop .
Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng bất kỳ thông tin và hình ảnh nào trên website này. Hết sức cảm ơn vì bạn đã tôn trọng!
(Hãy giữ nguyên link liên kết vì hẳn là bạn là người văn mình và tôn trọng quyền tác giả của tôi)
NIỀM TỰ HÀO CỦA TÔI LÀ 99,9% CÁC BÀ MẸ ĐẾN VỚI KISUMOM ĐỀU ĐÃ KÍCH SỮA THÀNH CÔNG!!! - KiSuMom